Người Vô Sự
April 18, 2021•308 words
Sự thực tập chánh niệm miên mật đừng để cho gián đoạn là bí quyết của sự thành công.
3 phiền não căn bản là:
- Tham (thèm khát)
- Sân (giận hơn)
- Si (hiểu lầm)
Kinh lăng nghiêm tam muội: “Chỗ nào tâm ý không còn phát sinh thì chỗ ấy là giải thoát”.
Tâm ý ở đây tức là những tà kiến phân biệt: đây là tôi, đây không phải là tôi, cái này là trong, cái này là ngoài, tôi không có cái này, anh có cái này,...
Duy thức học gọi đây là biến kế sở chấp (Parakalpita). Có nghĩa là Kỳ thị, phân biệt, không thấy được sự thật.
Học cách thử nghiệm.
Ta có thể thử nghiệm bằng nhiều cách. Ví dụ ta nói một câu cho người kia nổi tam bành lục tặc lên, để rồi người kia phải công nhận mình vẫn chưa hết sân hận.
Tôi khi ta nói rất oai, nhưng đến khi làm thì lại sợ không dám làm.
Bụt dạy có 3 cánh cửa giải thoát:
- Không
- Vô tướng
- Vô tác
Người vô sự không còn chạy đi tìm nữa. Ta có thể ngồi yên ở chỗ ta đang ngồi. Chỉ cần mặc áo, vì mặc áo là thần thông,...tất cả đều mầu nhiệm.
Hoàng Bích: “Chỉ nên tuỳ duyên giúp làm tiêu nghiệp cũ.”
Ta đi tìm Bụt, vì ta chưa biết Bụt là ai, mà ta cũng chưa biết ta là ai.
Chúng ta cũng có 1 ý niệm, 1 danh từ về ta. Nhưng ý niệm đó, danh từ đó không phải là ta.
Ta tưởng đó là ta, nhưng kỳ thực đó không phải là ta.
Ta chưa tìm ra được con người thật của ta, thành ra sự thực tập là để biết rõ ta là ai.